$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

NHỮNG PHẨM TÍNH MÀ MỘT NHÀ GIẢNG THUYẾT CẦN PHẢI CÓ, T/g : Humbert Romans, O.P.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 954 | Cật nhập lần cuối: 8/26/2020 9:45:57 AM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Tác phẩm và tác giả[1]

“Những phẩm tính cần thiết mà một nhà giảng thuyết cần có” thuộc à chương hai, phần ba trong cuốn “Treatise on the formation of Preacher” - Tác giả : Humbert Romans, O.P. Dù lâu đời, nhưng đây là một tác phẩm vẫn còn có giá trị đối với những Anh Em Dòng Thuyết Giáo.

NHỮNG PHẨM TÍNH  MÀ MỘT NHÀ GIẢNG THUYẾT CẦN PHẢI CÓ, T/g : Humbert Romans, O.P.Cuốn “Treatise on the formation of Preacher” là một kiệt tác về sự huấn luyện tâm linh và công việc của nhà giảng thuyết. Việc đào tạo những nhà giảng thuyết bao gồm mọi khía cạnh của việc rao giảng. Cuốn sách này chứa đầy những trích dẫn và tài liệu tham khảo lấy từ Kinh Thánh và Giáo phụ, khiến những gì được tác giả viết ra trở thành một bản văn hoàn toàn hữu ích cho bất kỳ một linh mục, mục sư, hoặc một nhà giảng thuyết nào muốn biết đến nghệ thuật, kỹ năng, khoa học của việc giảng thuyết bao gồm những gì.

Humbert Romans (1200 - 1277), là Bề trên Tổng Quyền thứ năm của Dòng, một người đã tóm tắt rõ ràng nhất về lý tưởng của Đa Minh. Mối quan tâm chính của Cựu Bề trên này là cố gắng giúp anh em mình hiểu được ơn gọi của một nhà giảng thuyết, và làm sáng tỏ luật Đa Minh và đời sống của người Đa Minh. Các bài viết sâu sắc của Humbert de Romans là về “ân sủng của việc giảng thuyết” nhấn mạnh các đòi hỏi về nhiệt thành, kỷ luật, kiến ​​thức, và lòng trắc ẩn, đồng thời nhấn mạnh sự cao quý của lời kêu gọi của nhà giảng thuyết. Humbert of Romans hiện là Chân Phước của Dòng Đa Minh.

Xin được gửi đến quý độc giả từng phần, từng nội dung của cuốc sách quý giá này, như một sẻ chia để cùng thao thức trong ơn gọi giảng thuyết của người Đa Minh, mà người dịch cũng đang lãnh lấy sứ vụ này.

PHẨM CHẤT ĐỜI SỐNG CỦA NHÀ GIẢNG THUYẾT

Nhà giảng thuyết phải sống một đời sống tốt thực sự. Thánh Gregory nói “Trước khi giảng thuyết lời của Chúa, họ phải cật vấn, thẩm vấn đời sống của mình.” Có những điều kiện chắc chắn cơ bản cho một đời sống tốt, và do đó, những điều kiện này là cần thiết cho một nhà giảng thuyết. Đời sống của họ phải hòa hợp với lương tâm của mình, vì lương tâm rắc rối sẽ ngăn cản họ việc nâng tiếng nói của họ một cách không sợ hãi. Thánh Greogy đã nói đúng “không ai có thể có sự tự tin khi thuyết giảng về giáo lý tốt, nếu miệng lưỡi của họ bị bại liệt bởi một ý thức, lương tâm xấu.

Đời sống của họ phải là một đời sống không thể chê trách được; làm thế nào mà họ có thể khiển trách người khác về điều gì đó, mà chính họ lại mắt phải hay phạm lỗi? Đó là điều mà tại sao Thánh Tông đồ đã viết cho Phi lip phê “Như thế, anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai ochê trách được điều gì, và sẽ trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, ogiữa một thế hệ gian tà, sa đoạ… là làm sáng tỏ y Lời ban sự sống,” (Pl 2, 15.16), để có thể giảng cho người khác. Đời sống của người giảng thuyết phải khắc khổ như là Gioan Tẩy giả, người rao giảng về sự sám hối, hay như Thánh Phao lô đã nói “ Tôi bắt thân thể ophải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng b cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (1Cr 9,27)

Được nâng lên một bậc cao cả do bởi chính phẩm chất của công việc, đời sống của người thi hành sứ vụ của Thiên Chúa phải là một đời sống không tì vết, vì hạnh kiểm của họ phải tương xứng với phẩm giá của công việc mang tính thánh thiêng này. Isaia đã khuyến khích về điều này khi viết : “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao.” (Is 40, 9).

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng điều này không chỉ để nói rằng hạnh kiểm của của nhà giảng thuyết đơn giản là chướng tai gai mắt đâu. Đời sống của họ phải là ánh sáng chiếu rọi cho mọi người và họ nên giảng thuyết cho người khác bằng lời từ môi miệng, và trên hết tất cả là bằng mẫu gương tốt, trong tư cách mà Thánh Phao lô mô tả “anh em phải ochiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15.16). Chúng ta đã và đang lưu ý trong đoạn trên những lời mà Thánh Phao lô Tông đồ được áp dụng thích hợp cho những người nắm giữ việc giảng thuyết Lời Thiên Chúa.

Đời sống của nhà thuyết giáo phải hài hòa với lời họ giảng “Đừng để cho những hành vi phản bội lời của bạn, trong khi bạn nói với các tín hữu, thì lúc đó họ nhủ thầm cật vấn: “Này, bạn đã không để cho chính mình làm những gì bạn giảng phải không?” là lời khuyên của Thánh Giêrônimô.

Đời sống của nhà giả thuyết phải được loan truyền, xoay quanh họ là mùi hương thơm của mẫu gương sống tốt lành. Nhà giảng thuyết phải giống như vị Tông Đồ, người được yêu thích của Chúa Ki tô, để có thể lôi kéo người khác đến với mình. “Tiếng tăm ông vang lừng đến tận cùng cõi đất” (1 Macabe 3,9), tuyên đọc bản văn thiêng liêng áp dụng cho người giảng thuyết tốt lành, có nhiệm vụ bảo vệ quyền tối thượng của Thiên Chúa và luật của Ngài.

(còn tiếp)


[1] Tóm tắt, giới thiệu của người dịch